Chữ Quốc ngữ, còn được gọi tắt là Quốc ngữ, là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh(cụ thể là trực tiếp từ chữ cái Bồ Đào Nha) thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ — 4 dấu tạo ra các âm mới, và năm dấu còn lại dành cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên một chữ cái nguyên âm.
Bảng chữ cái
Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự:
Ngoài ra, có 10 chữ ghép đôi và 1 chữ ghép ba.
Trước đây, các chữ ghép này được coi như một chữ cái độc lập và có thể được tìm thấy trong từ điển cũ. Ngày nay chúng không được coi là chữ cái độc lập mà là chữ ghép; ví dụ trong việc xếp thứ tự, "CH" nằm giữa "CA" và "CO" trong các từ điển hiện đại.
Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng có thể bắt gặp trong các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài. "W" thỉnh thoảng được dùng trong cách viết tắt thay "Ư". Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái kể trên vào bảng chữ cái tiếng Việt để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.[1]
[sửa]Nguyên âm
Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có nguyên âm đôi và nguyên âm ba.
Có mối liên hệ phức tạp giữa nguyên âm và cách phát âm của chúng. Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba; và nhiều khi các cách viết nguyên âm khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm.
Ví dụ y và i có thể dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp. Đã có quyết định của Bộ Giáo dục Việt Nam vào năm 1984, quy định dùng i thay cho y. Quy chuẩn này không áp dụng cho các nguyên âm đôi và nguyên âm ba, cũng như ngoại trừ tên riêng; nhưng vẫn có hạn chế trong việc thực thi trong cuộc sống. Trường hợp các từ có phụ âm đầu là qu, sử dụng vần y thì sẽ đúng hơn.
Bảng sau cho biết các cách phát âm (theo Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế) có thể tương ứng với từng cách viết nguyên âm:
No comments:
Post a Comment